Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam.
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Đó là đôi câu đối thân quen khi nói về những nét đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc và được bạn bè khắp năm châu biết đến.
Với người dân Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ thiếu đi cả cái không khí Tết. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Hãy cũng Đồng Tháp Logistics tìm hiểu ý nghĩa của bánh trưng trong dịp Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc của bánh chưng.
Vào đời vùa Hùng thứ 6 nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.
Tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.
Tượng trưng cho Trời, bánh giầy tròn, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm. Hai chiếc bánh là Trời Đất, ôm lấy vạn vật, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chẳng gì trên đời này có thể sánh bằng.
Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt
Theo quan niệm từ thời xa xưa, chiếc bánh chưng của người Việt có hình vuông, tượng trưng cho đất. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân có đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu… Tất cả được bọc trong lớp lá dong xanh mướt và được buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo với tạo hình vuông vức, đẹp mắt.
Thấy bánh chưng là thấy Tết! Vậy nên người Việt dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong ngóng được trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau học cách làm bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về. Cùng kể nhau nghe những câu chuyện xưa cũ rồi hít hà mùi hương thơm lừng hòa quyện từ lá dong, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh chưng – hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được. Các ý nghĩa của bánh trưng như sau:
Tượng trưng cho Đất Trời
Là một dân tộc với nền văn minh lúa nước lâu đời, mỗi món ăn của người Việt Nam luôn có một câu chuyện, một sự tích đi kèm – bánh chưng bánh giầy cũng không phải là ngoại lệ.
Khi xuất hiện trong giấc mơ của Lang Liêu và mách bảo chàng, thần nhân đã giảng giải cặn kẽ về nguyên liệu làm nên chiếc bánh là gạo – hạt ngọc Trời nuôi nấng tâm hồn người Việt.
Hơn nữa, bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn chính là sự đại diện cho Đất Trời, hai thứ mà nhân dân tôn thờ, luôn ôm lấy, bao bọc và che chở nhân dân.
Thể hiện sự yêu thương
Chẳng phải tự nhiên mà bánh chưng, bánh giầy được chọn là những món ăn đặc biệt quan trọng dịp Tết. Chỉ cần nhìn thấy hình dáng bên ngoài, bạn cũng có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ, công phu của người đã làm nên chiếc bánh.
Chiếc bánh chưng được gói vuông vức, cẩn thận, những hạt nếp được lựa chọn tỉ mỉ khi phải đều nhau tăm tắp, chẳng sức mẻ.
Đậu xanh vàng óng, đã được tách vỏ, thịt heo phải có chút nạc chút mỡ mới thật ngon, lá dong chỉ chọn những lá xanh mượt, bản to và đều nhau. Đặc biệt, bánh chưng phải được gói bằng lá dong thì mới đúng điệu.
Chính nhờ đôi bàn tay khéo léo, tình yêu thương vô bờ gói trọn trong những chiếc bánh chưng, bánh giầy càng khiến cho món bánh càng trở nên đặc biệt và đáng quý hơn.
Thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh
Trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt ta, bánh giầy tượng trưng cho âm, bánh chưng đại diện cho dương.
Trên mâm cúng ngày lễ, bánh giầy dành cho mẹ Tiên, bánh chưng dành cho cha Rồng – những nhân vật truyền thuyết đã tạo nên dân tộc Lạc Việt sau này.
Sự kết hợp của hai loại bánh này trong ngày Tết thể hiện mong muốn sự sinh sôi nảy nở ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Hiện nay Đồng Tháp Logistics có nhận vận chuyển bánh chưng nội địa và quốc tế theo nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, Đồng Tháp Logistics hỗ trợ dịch vụ vận chuyển bánh trưng nội địa từ tất cả các huyện của Đồng Tháp
- Dịch vụ vận chuyển từ Hồng Ngự đi An Giang,Bà Rịa – Vũng Tàu,Bắc Giang,Bắc Kạn,Bạc Liêu,Bắc Ninh,Bến Tre,Bình Định,Bình Dương,
- Dịch vụ vận chuyển từ Sa Đéc đi Bình Phước,Bình Thuận,Cà Mau,Cao Bằng,Đắk Lắk,Đắk Nông,Điện Biên,Đồng Nai,Đồng Tháp,
- Dịch vụ vận chuyển từ Lai Vung đi Gia Lai,Hà Giang,Hà Nam,Hà Tĩnh,Hải Dương,Hậu Giang,Hòa Bình,Hưng Yên,Khánh Hòa,Kiên Giang,
- Dịch vụ vận chuyển từ Cao Lãnh đi Kon Tum,Lai Châu,Lâm Đồng,Lạng Sơn,Lào Cai,Long An,Nam Định,Nghệ An,Ninh Bình,Ninh Thuận,
- Dịch vụ vận chuyển từ Tam Nông đi Phú Thọ,Quảng Bình,Quảng Nam,Quảng Ngãi,Quảng Ninh,Quảng Trị,Sóc Trăng,Sơn La,Tây Ninh,
- Dịch vụ vận chuyển từ Thanh Bình đi Thái Bình,Thái Nguyên,Thanh Hóa,Thừa Thiên Huế,Tiền Giang,Trà Vinh,Tuyên Quang,Vĩnh Long,
- Dịch vụ vận chuyển từ Tháp Mười đi Vĩnh Phúc,Yên Bái,Phú Yên,Cần Thơ,Đà Nẵng,Hải Phòng,Hà Nội,TP HCM.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với Đồng Tháp Logistics để được tư vấn ngay nhé!
Xem thêm:
Chuyển phát nhanh chứng từ, hồ sơ đi Ba Lan