Tìm hiểu ý nghĩa của các loại mứt Tết trong dịp Tết Nguyên Đán.
Mứt bánh kẹo ngày Tết với nhiều đặc điểm khác nhau. Đại diện cho từng văn hóa vùng miền đặc trưng với hương vị chủ yếu là ngọt. Người xưa tin rằng trong dịp Tết đến Xuân về, vị ngọt sẽ giúp mang đến sự ngọt ngào, giúp cho một năm của bạn viên mãn hơn. Vì thế mà bánh mứt ngày Tết được dùng nhiều để dọn và đãi khách với mong muốn mang đến nhiều hạnh phúc, tài lộc. Cùng Đồng Tháp Logistics tìm hiểu ý nghĩa của từng loại bánh mứt Tết.
Nguồn gốc của mứt bánh kẹo ngày Tết
Mứt bánh kẹo là một món ăn truyền thống trong các dịp lễ Tết ở nhiều nước châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều quốc gia khác. Nguyên liệu chính để làm mứt bánh kẹo thường bao gồm đường, hạt, trái cây, và các loại bánh kẹo khác. Mứt bánh kẹo thường được chuẩn bị và trưng bày trong các hộp và bát đặc biệt để chia sẻ và tặng cho người thân và bạn bè trong dịp Tết.
Nguồn gốc của mứt bánh kẹo liên quan chặt chẽ đến lịch sử vùng đất và văn hóa cụ thể của từng quốc gia hoặc khu vực. Dưới đây là một số thông tin về nguồn gốc của mứt bánh kẹo ở một số nước phổ biến:
- Việt Nam: Mứt bánh kẹo là một phần quan trọng của nghi lễ Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Mứt truyền thống thường được làm từ các loại trái cây như mứt dừa, mứt bí, mứt gừng, và các loại hạt như hạt sen và hạt óc chó. Người Việt thường tự làm mứt tại nhà để tặng gia đình và bạn bè.
- Trung Quốc: Mứt bánh kẹo cũng là món quà phổ biến trong dịp Tết Trung Quốc. Người Trung Quốc đã bắt đầu làm mứt từ hàng ngàn năm trước. Các loại mứt phổ biến bao gồm mứt hạt đậu, mứt dưa hấu đỏ, và mứt củ cải trắng. Mứt thường được trưng bày trong các hộp đẹp mắt và tặng cho người thân và bạn bè như một biểu tượng của sự may mắn và tình thân.
- Nhật Bản: Ở Nhật Bản, mứt bánh kẹo gọi là “otoshidama” và thường được tặng cho trẻ em trong dịp Tết. Mứt thường là các viên kẹo đường bọc bằng giấy màu sắc hoặc các loại kẹo truyền thống như “kagami mochi,” một loại bánh tròn đặc biệt.
Tùy theo quốc gia và vùng miền, mứt bánh kẹo có thể có nhiều hương vị và nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại, mứt bánh kẹo thường mang ý nghĩa của sự hạnh phúc, tình thân, và sự may mắn trong dịp Tết.
Ý nghĩa của các loại mứt Tết cổ truyền
Mứt hạt sen “Gia đình sum họp, con cháu đầy nhà”
“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Đây là loại mứt cao sang bậc nhất được thể hiện từ tinh thần cho đến hương vị nên khó có loại mứt nào bì được với mứt sen trần. Những hạt sen phơi khô, bảo quản chăm chút từ khi còn tươi ngon vụ hè, gần cuối năm mới đem ra ngào đường, làm mứt. Những viên mứt nhỏ tròn, màu hanh vàng, bọc trong lớp vỏ lấm tấm đường, mang vị ngọt ngào mà tinh tế. Không ai có thể ăn nhiều mứt sen một lúc, bởi thật ra mứt có vị ngọt rất sắc. Nhưng đôi lúc nhẩn nha một vài viên, nhấp một ngụm trà thơm, vị ngọt, vị chát cùng hơi nóng ấm quyện hòa lại tạo cảm giác thư thái thú vị, khiến câu chuyện đầu xuân thêm vui vẻ, rộn ràng.
Không chỉ mang hương vị độc đáo, bổ dưỡng mà mứt hạt sen còn có ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới sum họp, con cháu đầy nhà. Để làm ra một đĩa mứt hạt sen chất lượng và đạt yêu cầu thì mất khá nhiều thời gian và rất cầu kỳ từ việc lựa chọn, sơ chế và chế biến.
Mứt dừa “Gia đình quây quần, sum vầy, hạnh phúc”
Mứt dừa từ lâu đã được các gia đình lựa chọn trong ngày Tết nguyên đán, là một món cổ truyền không thể thiếu trong khay mứt ngày Tết.
Mứt dừa dễ làm, lại thơm và dễ ăn nên thường được các bà, các mẹ lựa chọn để tự tay thực hiện. Mứt được làm từ cơm dừa bào mỏng cùng đường cát trắng, thành phẩm có vị ngọt thơm tự nhiên, vị ngậy béo đặc trưng của cùi dừa. Tùy theo sở thích mà khi chế biến, mứt dừa được thêm màu sắc bắt mắt cũng từ những nguyên liệu thiên nhiên như lá dứa, cà rốt, nước nghệ…Công đoạn tuy giản đơn nhưng để làm ra món mứt ngon cũng là bao thời gian, tâm huyết, tình cảm của người phụ nữ trong gia đình.
Mỗi độ xuân về, gia đình quây quần hàn huyên bên tách trà nóng, cùng nhâm nhi những sợi mứt dừa dai dai, vui miệng, nhiều màu sắc, tất cả đã tạo nên không khí đoàn viên. Mứt dừa không những thơm ngon, ngọt bùi mà còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy, hạnh phúc cho cả gia đình và bạn bè trong năm mới.
Hạt dưa – sắc màu đỏ tượng trưng cho sự “may mắn, phát lộc”
Tiếng cắn hạt dưa lách tách là âm thanh quen thuộc ngày Tết trong mỗi gia đình, góp phần làm câu chuyện ngày Tết thêm rôm rả, sôi động hơn. Hạt dưa luôn là món ăn quen thuộc nằm trong khay mứt Tết cổ truyền với màu đỏ đặc trưng thể hiện mong muốn may mắn và tài lộc sẽ đến với gia đình.
Hạt dưa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường trí nhớ và tốt cho bộ não.
Mứt gừng mang ý nghĩa “Cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, mạnh khỏe”
Trong thời tiết se lạnh của những ngày đầu xuân, ngồi nhâm nhi một lát mứt gừng cay cùng tách trà nóng thì quả thật là thi vị, hạnh phúc.
Là một món không thể thiếu trong khay mứt ngày Tết, mứt gừng mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới ấm áp và hạnh phúc cho mọi gia đình.
Một chút ngòn ngọt phủ quanh vị cay cay nồng ấm của gừng mang lại cảm giác thích thú cho người thưởng thức. Bên cạnh đó, mứt gừng còn có tác dụng giải độc, làm ấm người và kích thích tiêu hóa cho những ngày Tết ăn uống không điều độ.
Mứt quất tượng trưng cho “May mắn, an lành và thịnh vượng”
Ra trái và chín vào đúng dịp Tết nguyên đán, quất như là “trái ngọt” đầu năm của mọi nhà với mong muốn một năm bội thu. Cũng như quất cây, ý nghĩa của mứt quất tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng trong năm mới.
Mứt quất có vị vừa ngòn ngọt của đường, vừa chua chua của múi quất, giòn giòn thơm thơm của vỏ quất . Những mùi vị này tạo cho người dùng cảm giác thanh mát lẫn nồng ấm rất thích hợp để dùng vào dịp Tết, khi tiết trời se se lạnh.
Mứt quất có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp người dùng bớt đi cảm giác ngán ăn do lượng thức ăn tấp nập ngày Tết. Ngoài ra, mứt quất cũng chữa ho rất hiệu quả.
Mứt bí “Cầu mong sức khỏe tốt, mang đến sự phát triển”
Quả Bí có lẽ chẳng còn xa lạ với chúng ta, ta thấy bí ở nhân bánh như bánh trung thu, bánh pía thơm ngon và cả Mứt Tết cổ truyền. Bí có tính mát, nhiệt lượng thấp, nhiều khoáng chất, là thực phẩm tốt cho da, tóc, người muốn giảm cân. Với những khoáng chất bổ dưỡng có trong bí khiến mứt bí trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức khỏe tốt.
Sau lớp ngoài giòn ngọt trắng tinh, bên trong là lớp dẻo thanh mát thơm mùi bí đao. Ngoài mùi vị thơm ngon và mang nhiều ý nghĩa may mắn trong năm mới, mứt bí còn có công dụng như bài thuốc giải khát, lợi tiểu, tiêu độc cho những cuộc vui tới bến ngày Tết.
Có lẽ, chỉ mỗi dịp Tết đến xuân về thì khay kẹo mứt bánh lại trở nên ngọt ngào và ý nghĩa đến vậy. Trước là để đãi khách đến chơi, sau là để cả nhà quay quần bên nhau thưởng thức. Những đứa trẻ mắt cứ long lanh và sáng lên chờ ngày đi chơi Tết. Tôi tin rằng những đứa trẻ ngày nào vẫn còn giữ trong tim mình những kỉ niệm ngọt ngào, ấm cúng về những điều giản dị như thế.
Đồng Tháp Logistics nhận vận chuyển các loại bánh kẹo, mứt Tết đi khắp các tỉnh thành trên toàn quốc cũng như vận chuyển qua các nhiều nước trên thế giới.
Hãy theo dõi Đồng Tháp Logistics để biết thêm nhiều thông tin bổ ích!
Đọc thêm:
https://dongthaplogistics.com/
https://indochinapost.com/gioi-thieu-ve-indochinapost/
https://indochinapost.com/dich-vu-nhap-khau-chinh-ngach-hang-trung-quoc-ewx/